28 Tháng 4, 2025

Trang chủ » Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối sau ly hôn phải làm gì?

Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối sau ly hôn phải làm gì?

Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối sau ly hôn phải làm gì? 

LUẬT SƯ LY HÔN HÓC MÔN | LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0833999977

Khách hàng: Chào Luật sư. Tôi tên Nguyễn Thị X, sống tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi và chồng cũ đã ly hôn, Toà án giao con chung cho tôi là người nuôi dưỡng, nhưng gần đây chồng cũ của tôi mượn cớ uống rượu say để đến nhà tôi chửi bới, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi, thậm chí đòi đánh, đòi giết cả nhà tôi khiến cho tôi rất lo lắng, cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Vậy thưa Luật sư tôi phải làm gì để chồng cũ không quấy rối cuộc sống của tôi và con nữa?

Luật sư ly hôn Hóc Môn: Chào chị. Luật sư ly hôn Hóc Môn cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây là nội dung tư vấn từ Luật sư, cụ thể:

  1. Căn cứ pháp lý 
  • Bộ luật Hình sự 2015;
  • Luật Hôn nhân gia đình 2014;
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ.
  1. Nội dung tư vấn 

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Xét về phương diện pháp luật, vợ chồng chị sẽ không còn mối quan hệ về hôn nhân, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và không còn bất kỳ ràng buộc nào về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau. Quyền và nghĩa vụ duy nhất của chồng cũ đó là thăm nom và cấp dưỡng cho con chung giữa hai người và quyền và nghĩa vụ tài sản chung (Nếu có tài sản chung nhưng chưa yêu cầu Toà án giải quyết phân chia). Việc chồng cũ của chị đến nơi sinh sống của hai mẹ con không nhằm mục đích để thăm nom con mà ngược lại có hành vi gây rối, xúc phạm và đe dọa cuộc sống của mẹ con chị là hành vi vi phạm pháp luật. 

Để giải quyết dứt điểm hành vi quấy rối của chồng cũ sau khi ly hôn thì chị nên dùng các biện pháp như sau:

Trước tiên, chị nên làm đơn trình báo cho cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân phường/xã nơi xảy ra vụ việc và cơ quan Công an, UBND phường/xã nơi người chồng cũ cư trú để chính quyền địa phương có biện pháp răn đe, giáo dục người chồng cũ và có biện pháp bảo vệ hai mẹ con.

Cần lưu ý là nên lưu số điện thoại của tổ trưởng dân phố/trưởng ấp, tổ trưởng phụ nữ, công an khu vực, trực ban công an phường/xã nơi cư trú để khi xảy ra sự việc có thể được hỗ trợ và lập biên bản ngay. Thêm vào đó, nếu có điều kiện thì chị có thể lắp đặt camera, đặt máy ghi âm tại nơi ở của chị và con để ghi nhận lại các hành vi quấy rối, đe doạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị để có cơ sở xử lý các hành vi của chồng cũ sau này.

Khi chồng cũ đến nhà thì yêu cầu chồng cũ không được phép làm ảnh hưởng cuộc sống của gia đình chị, vẫn cho phép chồng cũ thăm nom con theo đúng quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Nếu như chồng cũ không có thiện chí, vẫn thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm quấy rối, đe doạ, xúc phạm gia đình chị thì nhờ người thân hoặc tự mình liên hệ vào số điện thoại của các cơ quan, tổ chức nêu trên để trình báo, hỗ trợ.

Nếu có bất cứ hành vi gây tổn hại đến cơ thể, hoặc bất kỳ lời đe dọa, xúc phạm nào từ chồng cũ của chị thì nên ghi âm, chụp hình, quay phim lại. Sau đó, thu thập gửi cho Cơ quan Công an để tố cáo hành vi của chồng cũ. Trường hợp lạm dụng việc thăm nom để gây rối, đe dọa, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình chị thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết hạn chế quyền thăm con của chồng cũ theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, nội dung cụ thể: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.” 

Ngoài ra, việc chồng cũ quấy rối sau ly hôn bằng việc uống rượu say xỉn để đến nhà chị gây rối có thể bị xử lý vi phạm hành chính Căn cứ theo điểm a khoản 2, điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;”

Như vậy, hành vi sử dụng rượu, bia của chồng cũ gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trường hợp hành vi say rượu gây mất trật tự công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã từng bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà vẫn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Nếu chồng cũ có hành vi quấy rối sau ly hôn bằng việc đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của chị và gia đình, khi chị tố cáo đến Cơ quan Công an sẽ xem xét điều tra, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị khởi tố hình sự theo Điều 133 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội đe dọa giết người, hình phạt cao nhất của tội này là 07 năm tù.

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Trường hợp có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho gia đình chị và cá nhân chị thì tố cáo hành vi của chồng cũ theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mức hình phạt cao nhất là phạt tù chung thân, cụ thể như sau: “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hi vọng bài viết của Luật sư ly hôn Hóc Môn hữu ích cho trường hợp của chị. Để được tư vấn hoặc soạn đơn tố cáo, đơn trình báo vui lòng liên hệ số điện thoại 0833999977 để được hỗ trợ kịp thời.

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT VIỆC QUẤY RỐI SAU LY HÔN TẠI HÓC MÔN | TƯ VẤN GIẢI QUYẾT QUẤY RỐI SAU LY HÔN TẠI HÓC MÔN